X

Cách phòng tránh một số bệnh học đường thường gặp

Học sinh, sinh viên rất dễ mắc phải các căn bệnh học đường dưới đây. Nhất là những em ngồi sai tư thế, lười vận động. Cùng tìm hiểu về một số loại bệnh phổ biến và cách phòng tránh chúng.

Bệnh cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là sự bất thường của cột sống, hoặc bị cong về bên trái, hoặc bên phải. Căn bệnh này thường xảy ra từ độ tuổi 8 – 14 tuổi, bởi khi này, xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Trên thế giới, cứ 40 em học sinh thì có 1 em bị mắc bệnh ở các mức độ khác nhau.

Vì một số nguyên nhân như ngồi học không đúng tư thế, đeo cặp sách quá nặng, bàn học không đúng tiêu chuẩn… cột sống của các em có thể bị gây áp lực, khiến cột sống bị cong sang một bên.

Theo ThS Vũ Trung Anh, giảng viên liên thông cao đẳng dược Hà Nội, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống là ngồi học đúng tư thế: lưng thẳng, đầu ngẩng, ngồi ngay ngắn. Bàn ghế cũng phải có phù hợp với trẻ, không cao quá hoặc quá thấp. Trẻ nên hạn chế mang vác những vật nặng hay tập luyện thể thao với cường độ cao…

Ngoài ra, trẻ cũng cần tuân chế độ dinh dưỡng hợp lýnhư  ăn nhiều rau xanh, ăn cua, tốm, uống sữa… để hệ xương phát triển một cách tốt nhất.

Cong veo cột sống là căn bệnh thường gặp, nhất là ở học sinh cấp 1

Cận thị và viễn thị

Cứ 100 em học sinh thì có đến 15 em mắc các bệnh về khúc xạ mắt và tỉ lệ này đang ngày càng tăng cao.

Trong đó, cận thị là vấn đề sức khỏe thường gặp nhất., hiến mắt không thể nhìn rõ và chính xác các vật ở gần. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn ánh không đủ, học sinh ngồi quá xa bảng, xem tivi, máy tính nhiều hay cúi sát đầu nhìn sách vở thường xuyên…

Dựa vào nguyên nhân gây cận thị, ta có thể có các biện pháp phòng tránh sau:

  • Đảm bảo nguồn sáng cho lớp học, không gian học ở nhà
  • Thường xuyên luân chuyển chỗ ngồi của các em học sinh
  • Không nên xem tivi, điện thoại, máy tính quá nhiều hoặc ngồi quá gần
  • Bổ sung thêm vitamin A tốt cho mắt qua thuốc uống hay nguồn thực phẩm như cá, cà rốt…

Bệnh răng miệng

Bệnh răng miệng cũng là một trong những căn bệnh học đường phổ biến, nhất là ở các bé cấp 1, với các bệnh thường gặp như sâu răng, viêm lợi. Nguyên nhân chính là do các em ăn uống và vệ sinh không đúng cách.

Các căn bệnh răng miệng này có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, thậm chí là ảnh hưởng đến dây thần kinh và nhiều ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe khác.

Để phòng tránh bệnh học đường này, học sinh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Bàn chải đánh răng nên được thay định kỳ 3 tháng 1 lần. Nên hạn chế dùng tăm xỉa răng. Tiêu thụ lượng đồ ngọt như bánh, kẹo ít hơn, tuyệt đối không ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.

Học sinh cần hạn chế ăn đồ ngọt để tránh bị sâu răng

Bệnh béo phì

Tình trạng béo phì hiện nay ngày càng gia tăng, không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà còn ở người lớn. Nguyên nhân dẫn đến béo phì khá đa dạng, có thể là do yếu tố di truyền, hoặc do chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động…

Căn bệnh này không chỉ khiến trẻ mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, thoái hóa xương khớp, các bệnh về gan…

Để phòng tránh bệnh béo phì, các em cần có chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh, thường xuyên vận động như làm việc nhà hoặc chơi thể thao.

Với những thông tin trên, hy vọng các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh sẽ biết cách phòng tránh các căn bệnh học đường phổ biến cho con em mình.

Phương Linh:
Related Post