X

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

Bạn đang quan tâm về Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì? và muốn biết công việc cụ thể của một điều dưỡng hộ sinh?. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cho bạn tất tần tật những điều cần biết về nghề điều dưỡng hộ sinh đầy đủ nhất.

Mục Lục

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

Điều dưỡng hộ sinh là gì đang là vấn đề được khá nhiều bạn trẻ thắc mắc. Ngành Điều dưỡng được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như Điều dưỡng ngoại thần kinh, Điều dưỡng tâm thần, Điều dưỡng nội khoa, Điều dưỡng da liễu, Điều dưỡng hồi sức cấp cứu, Điều dưỡng nhãn khoa, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là những người làm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ trong mọi trường hợp từ lúc tư vấn, nhập viện, sinh nở cho đến lúc ra viện. Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là ngành nghề có vai trò rất quan trọng, là người đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ luôn theo sát sản phụ.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh đóng vai trò quan trọng

Điều dưỡng hộ sinh tư vấn trước sinh cho thai phụ là người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ của sản phụ, vai trò của người điều dưỡng hộ sinh rất quan trọng. Họ là người báo cáo tình hình của sản phụ đến bác sĩ, và là người chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ.

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, hiện nay, ngành Hộ sinh đang dần khẳng định sự quan trọng trong hệ thống Y tế, tay nghề của nữ hộ sinh là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu có dễ dàng hay không, có thành công hay không trong cuộc sinh nở của sản phụ. Ngành Hộ sinh đang trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Công việc này có thể hiểu đơn giản là đỡ đẻ cho các sản phụ. Tuy nhiên, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh với những người mới ra trường thường đảm nhiệm thêm các công việc khác chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn sức khỏe cho mẹ và bé.

Cụ thể như:

  • Hướng dẫn sản phụ thực hiện khám thai theo quy định
  • Theo dõi sức khỏe sản phụ sau sinh, ghi chép phiếu theo dõi
  • Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị y tế trong những ca sinh nở
  • Làm theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ và trưởng khoa
  • Báo cáo bác sĩ khi thấy dấu hiệu bất thường của sản phụ và trẻ sơ sinh
  • Trợ giúp bác sĩ trong các trường hợp phức tạp
  • Thực hiện các kỹ thuật đỡ đẻ thông thường
  • Bảo quản các thiết bị y tế, vệ sinh phòng bệnh đúng quy định
  • Thăm khám thai nhi, theo dõi tình trạng sức khỏe và diễn biến thai nhi
  • Vệ sinh ban đầu cho trẻ sơ sinh
  • Tiến hành các bước vệ sinh ban đầu cho trẻ sơ sinh
  • Tiếp nhận, bảo quản các thiết bị Y tế, theo quy định
  • Báo cáo thông tin của của mẹ và bé tới đội ngũ các Bác sĩ ở vệ sinh phòng bệnh
  • Chủ trì, lập kế hoạch chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh và người sử dụng dịch vụ.
  • Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh của từng đối tượng.
  • Phát hiện, xử trí kịp thời, tiên lượng, báo cáo diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh
  • Lập kế hoạch theo dõi, người bệnh và người sử dụng dịch vụ
  • Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá, quá trình xử trí những diễn biến bất thường trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị
  • Phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo các hộ sinh cấp thấp hơn xử trí diễn biến bất thường
  • Lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;
  • Lập kế hoạch thực hiện kiểm tra kỹ thuật điều dưỡng và
  • Phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, các kế hoạch hóa gia đình, tránh thai an toàn
  • Lập kế hoạch thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà.
  • Quản lý về chuyên môn, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng hộ sinh, các sinh viên có thể làm việc tại các bệnh viện từ Trung ương cho đến địa phương, các cơ sở Y tế. Ngoài ra, cũng có thể làm các phòng siêu âm tư nhân, xuất khẩu theo diện lao đông ngành y tế tại nước ngoài, các phòng khám chữa bệnh tư nhân.

Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh có thể công tác tại: 

  • Cơ sở y tế công lập và ngoài công lập
  • Các cơ sở đào tạo đúng chuyên ngành hoặc có liên quan
  • Các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người nước ngoài

Hiện nay, Việt Nam là nước phát triển nhanh chóng, dẫn đến ngành y cũng có nhiều tiến triển mạnh mẽ. Việc sinh sản đã trở nên dễ dàng hơn tầm quan trọng của các điều dưỡng hộ sinh cũng được tăng cao hơn. Ngành điều dưỡng hộ sinh thu hút rất nhiều người hiện nay theo đuổi và công việc này cần sự chu đáo hết mình với công việc.

Chương trình đào tạo ngành Hộ sinh

Tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Hộ sinh:

I

Các môn học chung

1

Chính trị

2

Pháp luật

3

Giáo dục thể chất

4

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

5

Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh)

6

Tin học

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

7

Ngoại ngữ 2 (Tiếng anh chuyên ngành)

8

Xác suất thống kê y học

9

Sinh học và Di truyền

10

Hóa học

11

Giải phẫu – Sinh lý

12

Hoá sinh

13

Vi sinh – Ký sinh trùng

14

Sinh lý bệnh

15

Dược lý

16

Dinh dưỡng – Tiết chế

17

Điều dưỡng cơ sở 1 và 2

18

Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh

19

Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm

20

Pháp luật và Tổ chức Y tế

21

Sức khoẻ – Nâng cao sức khoẻ và hành vi con người

22

Tâm lý – Y đức

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

23

Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn

24

Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Nội khoa

25

Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Ngoại khoa

26

Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực

27

Chăm sóc bệnh truyền nhiễm

28

Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi

29

Quản lý hộ sinh

30

GPSL bộ phận sinh dục nữ – CSSK PN

31

Chăm sóc thai nghén

32

Chăm sóc chuyển dạ đẻ

33

Chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau đẻ

34

Chăm sóc sức khoẻ trẻ em

35

Dân số kế hoạch hóa gia đình

36

Y học cổ truyền

37

Phục hồi chức năng

38

Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Chuyên khoa

39

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần

40

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

41

Thực tập tốt nghiệp

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

42

Truyền thông giáo dục sức khỏe

43

Thực hành NCKH

Trên đây là một số thông tin thí sinh cần biết về Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì và các công việc của điều dưỡng Hộ sinh. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc về ngành nghề này và giúp bạn trong quá trình chọn ngành nghề.

 

Phương Linh:
Related Post