mang bầu lần 2

Tiêm phòng trước khi mang thai giúp mẹ và thai nhi ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy mang bầu lần 2 cần tiêm phòng gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Vì sao cần tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai?

Khi phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Chính vì vậy, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cho mẹ và bé trước một số bệnh tật trong quá trình mang thai 9 tháng. Bởi nếu người mẹ không may bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ thì có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến bào thai. Thậm chí, một số trường hợp có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

Bên cạnh đó, tiêm vắc xin cho bà bầu cũng là một cách để bảo vệ và hình thành hệ miễn dịch cho bé khi còn trong bụng mẹ. Nhờ vậy, sau khi chào đời, bé sẽ có được miễn dịch thụ động từ mẹ và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh khi sức đề kháng còn non nớt.

Mang bầu lần 2 cần tiêm phòng gì?

Trong lần đầu mang thai, mẹ bầu sẽ được đề nghị tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình mang thai như cúm, thủy đậu, uốn ván, viêm gan B, sởi – quai bị – rubella… Tuy nhiên, khi mang bầu lần 2, bạn không phải tiêm phòng lại tất cả các loại vắc-xin này. Vì một số vắc-xin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi – quai bị – rubella, thủy đậu. Tốt nhất bạn nên kiểm tra lại nồng độ vắc-xin trong cơ thể bằng xét nghiệm kiểm tra kháng thể để chắc chắn những vắc-xin vẫn còn hiệu lực. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bầu lần 2 tiêm mấy mũi.

mang bầu lần 2Những điều cần biết về tiêm phòng khi mang bầu lần 2

Xem thêm: Đặc điểm tướng học và nốt ruồi sinh con quý tử của phụ nữ

Lịch tiêm phòng khi mang bầu lần 2

Lịch tiêm phòng cho những bà bầu mang thai lần 2 phụ thuộc nhiều vào thời gian hiệu lực của những loại vắc-xin đã tiêm trước đó. Bạn nên lưu ý một số loại vắc-xin có thời gian hiệu lực ngắn đã tiêm trong lần có thai đầu tiên. 

Bên cạnh đó thực hiện các xét nghiệm kiểm tra kháng thể với các vắc-xin phòng bệnh rubella, viêm gan B… để biết được lượng kháng thể còn có tác dụng phòng bệnh. Với vắc-xin cúm, các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm hàng năm để dự phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, vắc-xin phòng uốn ván cũng không thể thiếu trong danh sách các loại vắc-xin cần tiêm lần 2. Cụ thể:

  • Nếu mang bầu lần 2 mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc-xin uốn ván, mẹ bầu cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Nếu mẹ bầu đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm nhắc lại một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
  • Nếu mẹ bầu đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi ho gà, bạch hầu, uốn ván từ nhỏ thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
  • Nếu mẹ bầu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%, tuy nhiên nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào?

Lần 2 có nhiều kinh nghiệm hơn so với lần đầu

Sau khi sinh lần đầu, các mẹ đều có kinh nghiệm hơn, bớt lo lắng về những điều sẽ xảy ra trong thai kỳ. Khi này, những vất vả trong suốt cả thai kỳ từ lúc thụ thai cho đến khi sinh mẹ đã nắm vững nên có thể không cần đến sự tư vấn của bác sĩ về những vấn đề mà mình đã trải qua.

Mang thai lần 2 tăng cân nhanh hơn

Mỗi lần mang thai mẹ bầu sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định được rằng khi mang bầu lần 2 mẹ dễ tăng cân hơn lần đầu. Khi dễ tăng cân hơn khiến cho mẹ khi mang thai lần 2 lấy lại vóc dáng chậm hơn lần đầu. Đồng thời khi mang thai lần 2 mẹ đã biết cách ăn uống hợp lý để tốt nhất cho thai nhi.

Bụng của mẹ bầu lần 2 to ra sớm và thấp hơn lần đầu

So với lần đầu mang thai, vòng bụng của mẹ sẽ to ra sớm khoảng 1 tháng ở lần thứ 2 mang thai. Điều này là do sau lần mang thai đầu tiên tử cung không co lại về được như trạng ban đầu nên vòng bụng sẽ lớn nhanh hơn.

Bên cạnh đó, bụng bầu của mẹ cũng thấp hơn lần đầu, bởi cơ bụng bị giãn nhiều trong lần đầu mang thai khiến cho cơ bụng bị yếu hơn. Khi cơ bụng yếu khả năng nâng đỡ tử cung giảm dẫn đến bụng bầu thấp hơn. Nhờ đó mẹ bầu sẽ dễ thở hơn và ăn uống tốt hơn khi bụng bầu thấp hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến việc đi vệ sinh nhiều sẽ sớm xuất hiện và áp lực đè lên khung chậu sẽ tăng lên. 

Con so thường sinh sớm hơn con rạ

Thai kỳ được xem đủ tháng là từ 38 – 40 tuần mới sinh, bất kể là con so hay con rạ. Nhưng thực tế có nhiều mẹ bầu sinh sớm ở tuần thứ 36 hoặc sinh muộn nhất ở tuần 42. Ngoại trừ các trường hợp sinh đúng ngày, còn lại con so thường sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần đến 10 ngày so với con rạ.

mang bầu lần 2Mang bầu lần 2 có nhiều điểm khác so với lần đầu

Xem thêm: Những dấu hiệu mang bầu con gái không nên bỏ qua

Ốm nghén khi mang thai lần 2 cũng khác hơn

Đối với một số phụ nữ mang bầu lần 2, cơn ốm nghén có thể không xuất hiện. Nhưng cũng có mẹ bầu ốm nghén trong lần thứ hai có thể còn tệ hơn lần đầu tiên.

Thói quen ăn uống có thể thay đổi

Trong lần mang thai thứ hai, cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn của mẹ bầu không còn rõ rệt như lần đầu tiên. Mặt khác, mẹ bầu có thể trải qua một loạt những thói quen mới trong vấn đề ăn uống.

Sữa non tiết ra sớm hơn

Ở lần mang thai đầu tiên, chỉ đến khi mẹ bầu bước vào những tuần cuối của thai kỳ hoặc thậm chí sau sinh sữa non mới xuất hiện. Trong khi đó, ở lần mang bầu thứ hai, mẹ có thể sẽ thấy hiện tượng này sớm hơn từ tuần thứ 27.

Thai nhi sẽ đạp sớm hơn

Trong mang thai đầu tiên, mẹ cảm nhận được thai nhi cử động vào khoảng tuần thứ 19 hay 20 của thai kỳ. Còn khi mang thai lần 2, bé sẽ đạp sớm hơn vào khoảng tuần thứ 16 hoặc 17.

Mang bầu lần 2 chuyển dạ dễ hơn và nhanh hơn

Việc chuyển dạ nhanh và dễ dàng hơn là một điều thuận lợi của những lần sinh sau. Thời gian chuyển dạ lần 2 thường rút ngắn một nửa so với lần đầu. Nguyên nhân là sau lần sinh đầu tiên cổ tử cung của mẹ dễ mở hơn và mẹ cũng đã biết cách rặn tốt hơn.

Còn đối với sinh mổ, ở lần thứ 2 này mẹ đã biết cách và chủ động để mổ, tâm lý không còn sợ mổ như lần đầu. Ngoài ra, khi sinh mổ lần 2 sức khỏe của mẹ cũng dễ dàng phục hồi hơn.

Mẹ đi vệ sinh nhiều hơn

Khi mang bầu lần 2, mẹ thường xuất hiện nhiều cơn co thắt ở vùng chậu. Điều này là do sự thay đổi về nội tiết và cơ đã không còn đàn hồi được như ban đầu. Việc này dẫn đến tăng áp lực vùng chậu và xuất hiện nhiều sự co thắt hơn nên mẹ sẽ đi WC nhiều hơn.

Mang thai lần 2 mẹ đau lưng nhiều hơn

Khi mang thai lần 2, sức nặng của tử cung đè nén tạo áp lực mạnh lên chi dưới và lưng. Để hạn chế đau lưng, chuột rút, các mẹ có thể massage cho vùng chi dưới và lưng. Ngoài ra cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ canxi qua thực phẩm hoặc qua thuốc.

Các cơn co thắt sau sinh có thể dữ dội và đau đớn hơn

Khi mang thai, tử cung phải làm việc nhiều để trở lại kích thước ban đầu. Và khi co lại, mẹ bầu sẽ có những cơn co thắt và có thể rất dữ dội. Mẹ bầu cũng có thể cảm thấy một cảm giác tương tự của những cơn đau này sau lần sinh đầu tiên. Nhưng những trường hợp này thường trở nên nghiêm trọng hơn ở lần mang thai thứ hai.

Tổng hợp