mang bầu rốn lồi

Trong quá trình mang thai, một trong những điểm đặc biệt dễ thấy ở các mẹ bầu chính là phần rốn nhô lên so với bình thường. Hãy tìm hiểu về hiện tượng mang bầu rốn lồi và cách chăm sóc da vùng bụng sau sinh trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Nguyên nhân hưởng đến hình dạng rốn của bà bầu

Thể lực của người mẹ

Nếu mẹ bầu thường xuyên tập thể dục thì sẽ có thể chất tốt hơn. Khi đó, mức độ đàn hồi của da cũng tốt hơn và rốn của mẹ sẽ không bị lồi ra. Ngược lại, với những mẹ ít vận động thì da bụng sẽ bị chùng đáng kể. Thêm vào đó, áp lực của bụng quá lớn cũng khiến rốn nhô ra thường gọi là rốn lồi.

Sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến rốn của mẹ bầu. Nếu kích thước của thai nhi bình thường, rốn mẹ sẽ có hình dáng lõm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đến giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, tử cung có quá nhiều nước ối và thai nhi phát triển quá lớn cũng là nguyên nhân khiến rốn của mẹ bầu nhô ra.

Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ cũng ảnh hưởng đến hình dạng rốn của mẹ. Tư thế và chuyển động của thai nhi trong tử cung khác nhau sẽ có mức độ đè nén khác nhau lên bụng mẹ bầu. Một số nghiêng về thành trước của tử cung, trong khi một số khác lại gần thành sau của tử cung hơn, bụng của mẹ bầu bị ép và sau đó lồi rốn của mẹ. 

Chế độ ăn uống của bà bầu

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì rốn thường sẽ lõm tự nhiên. Ngược lại, nếu mẹ bị mệt mỏi, stress, làm nhiều việc nhà, ăn uống không khoa học, không ngủ đủ giấc thì sẽ làm cho rốn nhô ra rõ rệt.

mang bầu rốn lồiTìm hiểu hiện tượng mang bầu rốn lồi ở phụ nữ

Xem thêm: Những điều cần biết về tiêm phòng khi mang bầu lần 2

Hiện tượng mang bầu rốn lồi ở phụ nữ

Việc mang thai sẽ khiến cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua một loạt những thay đổi từ ngoại hình đến tâm sinh lý. Khi mang thai tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 6 của thai kỳ, có nhiều mẹ bầu nhận thấy rốn của mình bị nhô và lồi hẳn ra. Hiện tượng này là do sự phát triển to ra một cách nhanh chóng của tử cung với một em bé bên trong, các bộ phận cơ thể được đẩy ra phía trước và gần hơn với thành bụng. Khi áp lực được đặt lên phần rốn nằm bên trong, rốn sẽ bị nhô ra, lúc này thì thậm chí cả rốn sâu nhất cũng sẽ bị lồi ra.

Bên cạnh đó, mang bầu rốn lồi còn phụ thuộc vào kích thước của em bé, hoặc thai phụ mang bao nhiêu bé trong bụng và cả vị trí của tử cung trong cơ thể. Rốn của mẹ sẽ trở lại vị trí bình thường sau khi sinh vài tháng, mặc dù nó có thể để lại chút dấu vết như rốn bị căng ra và dễ nhìn thấy hơn. Một số trường hợp hiếm, rốn của mẹ bầu vẫn có thể không về hoàn toàn như trước lúc mang thai.

Trong hầu hết các trường hợp, mang bầu rốn lồi là hoàn toàn bình thường, nhưng có thể nó đi kèm với hiện tượng đau âm ỉ và khó chịu ở bụng. Các mẹ nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ và kiểm tra để loại trừ khả năng thoát vị rốn – tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. 

Chăm sóc vùng rốn lồi và da bụng cho phụ nữ mang thai

Hiện tượng mang bầu rốn lồi thường có thể khiến mẹ dễ tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn nhiều hơn. Đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, khi bụng mẹ lớn lên thì rốn cũng sẽ lồi ra nhiều hơn. Lúc này việc chăm sóc rốn cũng như vùng da bụng sạch sẽ, mềm mại là điều cần thiết đối với người phụ nữ.

Vệ sinh vùng rốn đúng cách

Nếu thấy đau và ngứa rốn, mẹ bầu có thể xoa quanh rốn một cách nhẹ nhàng hoặc bôi một chút kem để làm mềm da. Mẹ cũng nên chú trọng việc thường xuyên vệ sinh rốn sạch sẽ và mang những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát. Điều này tránh để cơ thể đổ mồ hôi nhiều hay đọng mồ hôi ở vùng rốn sẽ khiến cho tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.

Các chất bẩn có trong rốn rất khó để vệ sinh nên mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng nước và nhẹ nhàng làm sạch. Lưu ý, tuyệt đối không được dùng vật nhọn hoặc móng tay móc, kéo chất bẩn ra khỏi rốn sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên sử dụng các loại sữa tắm phù hợp với những mẹ có làn da mẫn cảm, ưu tiên các sản phẩm cung cấp đủ độ ẩm cho da. Đặc biệt các mẹ bầu không được gãi mạnh, cào xước da vùng rốn.

Dưỡng da thường xuyên

Mẹ bầu cũng đừng quên dưỡng ẩm da vùng bụng ngay sau khi tắm nhằm hạn chế sự mất nước. Hãy chú ý dùng gấp đôi lượng kem dưỡng hay dầu dưỡng ở những khu vực da bị căng và ngứa cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để làn da luôn mịn, đẹp trong thời kỳ mang thai và tránh tình trạng rạn da.

Gặp bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường ở rốn

Nếu thấy vùng quanh rốn bị biến màu thì mẹ bầu cũng nên tìm bác sĩ tư vấn. Có thể đây là biến chứng của thoát vị rốn cũng sẽ tăng trong các trường hợp đa thai, nếu muốn sinh đôi hoặc nhiều hơn, nguy cơ thoát vị của các mẹ cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, nếu đau quanh rốn và tình trạng này đi kèm với triệu chứng nôn thì mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

mang bầu rốn lồi

Tìm hiểu hiện tượng mang bầu rốn lồi ở phụ nữ

Xem thêm: Những dấu hiệu mang bầu con gái không nên bỏ qua

Một số biện pháp giảm tình trạng chảy xệ da bụng sau sinh

Tình trạng da bụng chảy xệ, nhăn nheo sau sinh tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ, khiến mẹ bầu mất tự tin. Hãy thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm thiểu tình trạng da bụng chảy xệ. 

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Việc cho con bú là cách giảm mỡ bụng tự nhiên tại nhà hiệu quả và nhanh chóng nhất cho mẹ sau sinh. Ngoài cung cấp nguồn dưỡng chất cho bé, việc cho con bằng sữa mẹ còn giúp cải thiện vòng hai. Bởi khi con bú, lượng calo của mẹ được chuyển vào trong sữa và giúp giảm lượng chất béo trong cơ thể mẹ.
  • Dưỡng ẩm da vùng bụng: Da bụng sau sinh có thể xuất hiện một số vết rạn, do đó để da vùng bụng co hồi tốt thì các mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm vừa giúp làm giảm ngứa da vùng bụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những sản phẩm dưỡng ẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu thầu dầu…
  • Chườm ấm bụng sau sinh: Việc chườm ấm bụng sau sinh có tác dụng làm ấm bụng, giãn mạch, giảm co cứng, giúp giảm đau, làm tăng chuyển hóa cơ bản, tăng cường lưu thông máu, tăng khả năng đàn hồi của mô tại vùng bụng… Bạn có thể chườm ấm bụng bằng túi chườm ấm thảo dược hay muối rang với ngải cứu được để làm giảm tình trạng da bụng chảy xệ. Tuy nhiên, các mẹ không nên chườm ấm bụng quá sớm mà nên bắt đầu chườm ấm bụng ít nhất khoảng 6 tuần sau sinh và không nên chườm quá nóng.
  • Nịt bụng sau sinh: Việc dùng đai nịt bụng sau sinh cũng có thể giúp phần bụng thon gọn hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên băng vừa phải, không quá chật để vẫn hít thở được bình thường và không gây khó chịu.
  • Giảm bụng sau sinh bằng cách tập thể dục: Đi bộ hay tập những môn thể dụng nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh khi đủ điều kiện sức khỏe là biện pháp hữu hiệu để làm giảm mỡ bụng, tăng sức cơ vùng bụng và duy trì cân nặng. Đặc biệt, đi bộ nhẹ nhàng sau sinh còn giúp tử cung co hồi tốt hơn, tránh tình trạng ứ đọng sản dịch.
  • Uống nhiều nước: Phụ nữ sau sinh nên uống nước ấm để giúp làm tăng chuyển hóa cơ bản và đốt nhiều calo hơn. Không chỉ vậy, việc uống nhiều nước còn giúp cho cơ thể bạn có nhiều sữa cho bé hơn. Do đó, bạn hãy cố gắng uống nhiều nước ấm và uống bất cứ khi nào kể cả khi không thấy khát.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được hiện tượng mang bầu rốn lồi và cách chăm sóc da vùng bụng sau sinh hiệu quả.

Tổng hợp