X

Tình trạng tự tử học đường có xu hướng gia tăng

Trong những năm gần đây tình trạng tự tử vì áp lực học tập hết sức đau lòng ở học sinh đang ngày một gia tăng, đây là vấn đề đáng báo động đến các bậc phụ huynh khi không nhìn nhận đúng năng lực của con mình mà tạo nhiều áp lực cho con.

Khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, bắt con học cho bằng bạn bằng bè, học ở trường, ở nhà rồi ra trung tâm… là những nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả đau lòng cho cả gia đình và nhà trường.

Phụ huynh đang khiến việc học tập không còn là cánh cửa mở ra tương lai, mà trở thành nguyên nhân khiến con em mình vào bệnh viện vì trầm cảm, thậm chí có hành động dại dột.

Xu hướng gia tăng tình trạng tử tử

 “Một số sự việc liên quan đến vấn đề tự tử của học sinh trong thời gian qua cho thấy ở tuổi các em đã chịu nhiều sức ép từ gia đình, môi trường sống, hoạt động học tập cũng như vấn đề ảnh hưởng đến tâm can của lứa tuổi. Điều đó cho thấy khi còn hạn chế kinh nghiệm sống, kỹ năng sống cũng như khả năng tự cân bằng đời sống tinh thần, các em chọn hành vi tự hủy hoại bản thân như một lối thoát” – TS Vũ Thanh Hoa, dạy chuyên ngành cao đẳng hộ sinh– Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn phân tích.

Trước áp lực mệt mỏi không chỉ học tập, tình cảm cũng khiến nhiều em bị rơi vào tình trạng mệt mỏi, tâm trạng thất thường, thậm chí chán sống dẫn đến người gầy rộc, mắt thâm quầng, thường nhốt mình trong phòng. Khi cha mẹ dẫn đi khám thì mới phát hiện con mình bị chứng rối loạn tâm thần vì áp lực học tập, thi cử.

Áp lực học tập đè nặng lên tâm lý học sinh

Mỗi câu chuyện tử tử của các em là một bài học cay đắng, thức tỉnh các bậc làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục và định hướng con cái. Nhưng đáng tiếc thay, những vụ việc đau lòng, tình trạng học sinh bị trầm cảm, có suy nghĩ dại dột vẫn chưa có xu hướng giảm.

Theo kết quả thống kê từ trường học giai đoạn 2011 – 2015 do Bộ Y tế và Bộ GDĐT công bố, số học sinh có ý định tự tử ngày càng tăng cao, cứ 5 em học sinh lại có một em có ý định tự tử. Hàng năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 20 trường hợp trẻ em uống thuốc độc tự tử. Tại Việt Nam, vấn đề tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở người trẻ tuổi, xếp sau nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông.

Trước thực trạng trên, ngành giáo dục cần làm tốt hơn nữa công tác tư vấn tâm lý học đường. Bởi học sinh, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên chưa có sự trưởng thành về mặt tâm lý nên dễ suy nghĩ và hành động theo cảm xúc. Khi các em gặp phải những vấn đề khó trải qua trong cuộc sống, áp lực học tập, sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế rất cần có người chia sẻ, hướng dẫn và động viên để các em tìm ra hướng đi, phương pháp học tập tốt nhất mà không sai hướng. Ngoài ra, cha mẹ không nên gây sức ép lên việc học tập cho con em mình chạy theo thành tích và để chúng được sống, tận hưởng tuổi thơ với những kỷ niệm đẹp chứ không phải bị ám ảnh về chuyện học tập.

Phương Linh:
Related Post