Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, thế nhưng không phải nó chỉ mang đến những điều tích cực. Bên cạnh đó, nó còn có những tác động tiêu cực tới đời sống con người, đặc biệt là đối với các bạn học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Áp lực cuộc sống cũng như sự bận rộn của cha mẹ, thầy cô giáo vô tình mang đến nhiều trở lại đối với thế hệ trẻ trong tương lai.

Như chúng ta đã biết đây là thời buổi của toàn cầu hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc cuồng quay cuộc sống cũng ngày một áp lực, mệt mỏi và bận rộn hơn.

Học sinh cần nhiều hơn sự quan tâm từ gia đình

Điều này khiến cho con người ta mải mê với việc kiếm tiền và đôi khi các bậc phụ huynh quên đi nhiệm vụ của mình đối với con cái khi chúng còn học trên ghế nhà trường. Không chỉ đối với các em học sinh Trung học mà cả các bạn sinh viên cao đẳng, đại học cũng đang rất thiếu thốn sự quan tâm tắc động từ gia đình.

Bạn Phương Lan, đang là sinh viên một trường Cao đẳng y dược, chia sẻ trên caodangyduocyersin.edu.vn rằng: Mặc dù không phải còn quá nhỏ nữa nhưng đôi lúc bạn rất cần tới sự động viên, hỏi han của cha mẹ tới chuyện học tập, cho bạn có thêm động lực và hướng đi đúng đắn với bản thân mình. Thế nhưng, một điều mà bạn cảm thấy còn thiếu thốn, chưa hài lòng đó là việc cha mẹ quá bận rộn với công việc để kiếm tiền nên không có nhiều thời gian dành cho bạn. Đây thực sự là khó khăn mà rất nhiều học sinh, sinh viên đang phải đối mặt.

Tương tự như vậy về phía nhà trường, thầy cô giáo cũng không thể nào quan tâm sát sao được bởi ai cũng còn có những công việc của mình, có những lo toan trong cuộc sống và nghiễm nhiên mức độ chú tâm tới học sinh cũng bị hạn chế.

Văn hóa xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh viên

Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đặt ra một vấn đề đối với các trường trung học, cao đẳng và đại học đó là việc ứng dụng các thiết bị khoa học công nghệ vào trong giảng dạy, học tập một cách tối đa. Tuy nhiên, không phải nhà trường nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng cho học sinh, sinh viên của mình, nhất là những vùng nông thôn. Vì vậy gây ra sự chênh lệch trong chất lượng giảng dạy và học tập của các vùng miền, thiệt thòi nhiều cho những bạn sống ở vùng quê hẻo lánh, có đời sống kinh tế khó khăn, chưa thể nào tiếp cận được nhiều với khoa học và công nghệ hiện đại như bây giờ.

Lượng học sinh sinh viên ngày càng đông cũng là một trong những áp lực đối với ngành giáo dục của chúng ta. Áp lực về môi trường giảng dạy, quy mô giảng dạy, áp lực về chất lượng khi mà phải đào tạo quá nhiều học sinh, sinh viên. Số lượng cán bộ công nhân viên chức trong ngành giáo dục còn hạn chế, điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam chúng ta cung ứng cho giáo dục cũng chưa cao. Đây cũng là một trong những thách thức cần được giải quyết sớm.

Những vấn đề học đường của học sinh, sinh viên còn phức tạp hơn nhiều khi mà xã hội phát triển mạnh cả về kinh tế lẫn văn hóa thì những bất cập trong giáo dục nhân cách thế hệ trẻ cũng bị chi phối rất nhiều. Những thói hư, tật xấu xã hội len lỏi vào đời sống sinh viên, sự ăn chơi, đua đồi gây ảnh hưởng không ít tới hiệu quả học tập.