X

Những thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bố mẹ nên biết

Cung cấp dinh dưỡng giai đoạn đầu cho bé là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bố mẹ nên biết.

Mục Lục

1. Thức ăn cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hơn nữa còn mang lại lợi ích cho cả chính chúng ta, cũng bởi rất thuận lợi và kinh tế.

Sữa mẹ chính là nguồn dưỡng chất hoàn hảo từ tự nhiên mang đến. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến khích chúng ta nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất là 6 tháng đầu.

Thức ăn cho trẻ sơ sinh

Xem thêm: Sinh con vào ngày tam nương

Trong nguồn sữa mẹ có chứa tất cả các dưỡng chất thiết yếu cho bé như đạm, bột đường, vitamin và khoáng chất, cùng các yếu tố vi lượng cần để phát triển khỏe mạnh. Tùy theo nhu cầu của từng độ tuổi mà lượng cần thiết sẽ mỗi khác.

Hàm lượng sữa mẹ thích ứng hoàn hảo với nhu cầu của trẻ trong suốt quá trình phát triển. Những giọt sữa mẹ đầu tiên – hay sữa non (4 – 5 ngày đầu sau khi sinh) có thành phần khác biệt so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 5 đến khoảng 2 tuần sau sinh) hay sữa trưởng thành.

Sữa mẹ chia làm hai giai đoạn: Sữa đầu và sữa cuối.

Sữa đầu: là phần sữa được tiết ra trong khoảng 10 phút đầu vào giai đoạn cho con bú. Sữa đầu có vị ngọt, sữa có màu trong và hàm lượng lactose cao nhưng ít béo. Những giọt sữa đầu tiên là nước sữa giúp giảm cơn khát. Trong sữa đầu có thành phần kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch. Sữa đầu vẫn đảm bảo chứa đầy chất dinh dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất, nước để cho bé bú.

Sữa cuối: được tạo ra khi sữa về, di chuyển qua các tuyến sữa rồi thu thập chất béo trên đường đi, do đó thường có chứa hàm lượng calo cao và sữa thường đục hơn sữa đầu. Sữa cuối có màu trắng như màu trắng sữa với các thành phần giúp bé tăng trưởng cân nặng như chất béo, chất dinh dưỡng.

Thức ăn cho trẻ sơ sinh

Có thể khẳng định rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Những lợi ích tuyệt vời từ sữa mẹ:

  • Giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho bé
  • Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật
  • Giúp phát triển trí não tốt cho việc học tập sau này
  • Gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé

Ngoài ra cho con bú còn giúp giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, loãng xương ở mẹ.

2. Thức ăn cho trẻ nhỏ

Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. 

Những lưu ý khi cho bé làm quen với việc ăn dặm:

  • Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. 
  • Cho bé ăn lượng từ ít đến nhiều đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc loãng – đặc: bố mẹ cho bé làm quen thức ăn từ dạng loãng sau đó tăng dần về độ thô để bé dễ xử lý hơn.
  • Đảm bảo 4 nhóm thực phẩm sau: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp cân bằng dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ.

Đồng thời, giai đoạn mới ăn dặm bố mẹ không nên quá lạm dụng việc ép trẻ ăn dặm khiến trẻ bị tâm lý sợ hãi, chán ăn. Bố mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách nhé.

Thức ăn cho trẻ nhỏ

3. Một số thực phẩm nên tránh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mật ong: không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi, bởi mật ong có thể chứa vi khuẩn gây độc tố cho đường ruột của bé.
Muối: không nên thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì nó không tốt cho thận của bé lúc này.
Đường: đường ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển răng của bé.
Các loại hạt: Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
Một số loại cá: cá kiếm, cá marlin,… có hàm lượng thủy ngân nhất định, chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Hải sản có vỏ: Không nên cho trẻ ăn các loại hải sản này vì có thể tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ.
Trứng sống hoặc chưa chín: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng phải đảm bảo trứng được luộc chín cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.

Những thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bố mẹ nên biết. Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Phương Linh:
Related Post