các chỉ số thai nhi theo tuần

Mục Lục

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh khá phổ biến hiện nay, giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu các chỉ số của thai nhi quan trọng trong kết quả siêu âm.

1. Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi cũng như nhau thai, tử cung, cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Phương pháp y khoa này cho phép các bác sĩ phụ sản thu thập thông tin có giá trị về sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé.

Trong quá trình kiểm tra, máy siêu âm truyền các sóng âm qua tử cung và cơ thể của thai nhi sẽ phản xạ lại sóng này. Sau đó, máy tính sẽ dịch sóng âm thanh, tái tạo thành hình ảnh và video cho thấy hình dạng, vị trí và các cử động của em bé trong bụng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cầm tay có sóng siêu âm khi khám thai để nghe nhịp tim của thai nhi. 

các chỉ số siêu âm thai nhiSiêu âm thai giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi

Thông thường, siêu âm cơ bản sẽ mất khoảng từ 15 – 20 phút. Tuy nhiên, đối với những lần kiểm tra chi tiết như đo độ dài của các bộ phận, tầm soát dị tật… bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị phức tạp hơn và sẽ mất khoảng 30 phút hoặc hơn để hoàn thành việc siêu âm. Hiện nay, các mẹ bầu có thể lựa chọn thực hiện siêu âm thai 2D, 3D, 4D hay siêu âm Doppler màu.

Việc siêu âm thai sẽ giúp các mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi trong bụng, phát hiện những bất thường về bánh nhau, dây rốn, nước ối… Đồng thời tầm soát được những dị tật bẩm sinh. Căn cứ vào các chỉ số của thai nhi hiển thị, bác sĩ sẽ cho biết tình hình sức khỏe của con.

2. Các giai đoạn thai kỳ quan trọng mẹ bầu nên siêu âm thai

Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt thai kỳ, phụ nữ mang thai cần thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu có thể phải siêu âm thường xuyên hơn nếu bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp hoặc gặp các biến chứng khác về sức khỏe. 

Thông thường, mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm thai vào những tuần thai sau:

  • Thai kỳ tuần thứ 4 – 8: Trong những tuần đầu của thai kỳ, các bạn nên đi siêu âm để kiểm tra chắc chắn xem phôi thai đã vào tử cung an toàn, làm ổ cũng như có tim thai hay không.
  • Thai kỳ tuần thứ 12 – 14: Vào thời điểm này, các bác sĩ sẽ xác định chính xác tuổi thai của thai nhi cũng như đo độ mờ da gáy để dự đoán những bất thường về nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ biết được mình mang thai đơn hay đa thai ở giai đoạn này.
  • Thai kỳ tuần thứ 21 – 24: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tuần 22. Trong giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của bé sẽ được bác sĩ siêu âm kiểm tra để xem thai nhi có phát triển bình thường hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình dạng bên ngoài như hở hàm ếch hoặc dị dạng ở các cơ quan bên trong. Việc chẩn đoán các dị tật nghiêm trọng trong thời gian này đặc biệt quan trọng vì việc đình chỉ thai kỳ chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
  • Thai kỳ tuần thứ 30 – 32: Vào khoảng thời gian này của thai kỳ, phương pháp siêu âm giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim… Ngoài ra, dây rốn cũng được kiểm tra để xem còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối như thế nào.

3. Các chỉ số của thai nhi trong thai kỳ các mẹ cần biết

Những kí hiệu phổ biến nhất trong siêu âm thai mà các bác sĩ thường thực hiện, mẹ bầu cần biết:

– GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.

– GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai.

– BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.

– FL (Femur length): Chiều dài xương đùi.

– EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán.

– CRL (Crown rump length):  Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

– AFI (Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối.

– OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm.

– TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng

– APTD (Anterior-Posterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng

– HC (Head circumference): Chu vi đầu.

– AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng.

– EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng thai nhi.

– EDD (Estimated date of delivery): Ngày dự sinh.

các chỉ số thai nhi theo tuầnPhụ nữ mang thai cần thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để theo dõi sức khỏe

Xem thêm: Tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa?

4. Bảng các chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần

Dưới đây là bảng chi tiết các chỉ số thai nhi theo tuần để mẹ bầu theo dõi quá trình phát triển của con trong bụng.

Các chỉ số của thai nhi từ tuần 4-6

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, từ tuần 1 đến tuần 4, phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên đa số các mẹ chưa phát hiện mình đã mang thai cho đến khi bị trễ kinh hoặc bắt đầu có triệu chứng ốm nghén. Ngay cả khi thử thai thành công, nếu túi thai chưa vào tử cung thì các thiết bị siêu âm cũng chưa thể nhìn thấy hình ảnh về thai nhi.

Giai đoạn từ tuần 1-7, bác sĩ sẽ đo đường kính túi thai. Và từ tuần 7 trở đi, mẹ bầu mới bắt đầu có thông tin về chiều dài đầu mông của thai.

Tuổi thai (tuần)

Chiều dài đầu mông – CRL (mm)

Đường kính túi thai – GSD (mm)

4

 

3 – 6

5

 

6-12

6

4-7

14-25

Các chỉ số của thai nhi từ tuần 7-20

Trong giai đoạn từ tuần thứ 7 đến 20, thai sẽ trải qua những bước phát triển mới. Từ tuần thứ 13 trở đi, các chỉ số của thai nhi đã có thể được đo đầy đủ thông qua siêu âm.

Tuổi thai (tuần)

Chiều dài đầu mông – CRL (mm)

Đường kính lưỡng đỉnh – BDP (mm)

Chiều dài xương đùi – FL (mm)

Cân nặng ước tính – EFW (g)

7

9-15

   

0,5-2

8

16-22

   

1-3

9

23-30

   

3-5

10

31-40

   

5-7

11

41-51

   

12-15

12

53

   

18-25

13

74

21

 

35-50

14

87

25

14

60-80

15

101

29

17

90-110

16

116

32

20

121-171

17

130

36

23

150-212

18

142

39

25

185-261

19

153

43

28

227-319

20

164

46

31

275-387

Các chỉ số của thai nhi theo tuần từ tuần 21-40

Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ nhanh chóng, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ bầu sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần thay đổi một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai.

Tuổi thai (Tuần)

Chiều dài đầu chân (cm)

Đường kính lưỡng đỉnh – BDP (mm)

Chiều dài xương đùi – FL (mm)

Cân nặng ước tính – EFW (g)

21

26,7

50

34

399

22

27,8

53

36

478

23

28,9

56

39

568

24

30

59

42

679

25

34,6

62

44

785

26

35,6

65

47

913

27

36,6

68

49

1055

28

37,6

71

52

1210

29

38,6

73

54

1379

30

39,9

76

56

1559

31

41,1

78

59

1751

32

42,4

81

61

1953

33

43,7

83

63

2162

34

45

85

65

2377

35

46,2

87

67

2595

36

47,4

89

68

2813

37

48,6

90

70

3028

38

49,8

92

71

3236

39

50,7

93

73

3435

40

51,2

94

74

3619

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về kết quả siêu âm. Các chỉ số siêu âm thai nhi về đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn đã được thống kê. Sự sai lệch này có thể xảy ra do thiết bị siêu âm, do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hoặc do đặc điểm riêng của thai nhi.

Trên đây là một số thông tin về siêu âm thai và các chỉ số của thai nhi mà các mẹ bầu cần nắm rõ để theo dõi quá trình phát triển của con trong bụng.

Tổng hợp