Chăm sóc sức khỏe sinh sản là điều rất quan trọng trong thai kỳ. Mẹ bầu sinh con đầu lòng cần chuẩn bị những gì là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.
Mục Lục
1. Chăm sóc sức khỏe thai kỳ khi sinh con đầu lòng
Khám thai theo định kỳ
Chăm sóc sức khỏe thai kỳ là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Mẹ cần khám thai theo định kỳ để nắm được những mốc phát triển của thai nhi, đồng thời tiêm chủng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học để đảm bảo dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của con. Lưu ý rằng mẹ cần bổ sung thực phẩm chất lượng và an toàn, đồng thời tránh việc thu nạp quá nhiều thức ăn khiến mẹ tăng cân quá nhiều.
Xem thêm: Những thông tin mẹ bầu cần biết khi sinh con so
2. Sinh con đầu lòng bao nhiêu tuần?
Thông thường mẹ bầu mang thai 9 tháng 10, tương đương khoảng 42 tuần. Tuy nhiên do nhiều yếu tốt tác động, mẹ có thể sinh con sớm hoặc sinh con muộn hơn dự kiến sinh. Nếu sinh con từ 36 tuần gọi là sinh sớm, hoặc sau 42 tuần gọi là sinh muộn. Trường hợp sau 42 tuần mà bé vẫn chưa chào đời, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đưa bé ra ngoài.
3. Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần chú ý
Bung nhớt hồng
Nút nhầy tử cung tác dụng bảo vệ thai nhi, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối. Khi nút nhầy bung ra chính là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.
Chảy nước ối
Bên cạnh việc nút nhầy tử cung bung ra thì mẹ bầu có thể gặp tình trạng chảy nước ối. Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối.
Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn. Nhanh chóng đưa mẹ bầu nhập viện kịp thời để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Click ngay: Những điều cần biết khi sinh con ở Canada
Xuất hiện cơn gò tử cung
Khi gần đến thời kỳ sinh, cơn gò xuất hiện rõ rệ chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số, khiến sản phụ cảm thấy đau đơn khó chịu.
Các cơn gò cần đạt hiệu quả về cường độ, thời gian kéo dài lẫn tần suất xảy ra cơn mới đảm bảo xóa mở được cổ tử cung và tống xuất thai ra ngoài.
Những thay đổi qua thăm khám âm đạo
Bác sỹ sản phụ khoa sẽ kiểm tra được cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh theo chu kỳ cơn gò, nhằm tăng tính hiệu quả tống xuất thai nhi ra ngoài.
4. Chăm sóc sức khỏe sau khi sinh
Đối với mẹ: Sau khi sinh con, mẹ cần nghỉ ngơi từ 6 – 8 tiếng trên giường. Mẹ sinh thường có thể đi lại nhẹ nhàng sau 8 tiếng, mẹ sinh mổ cần nghỉ ngơi 1 ngày. Cơ thể người mẹ bắt đầu khôi phục lại những điều đã thay đổi trong suốt quá trình mang thai và sinh nở, đồng thời cần tạo sữa để nuôi con. Mẹ cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng stress, mệt mỏi.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, mẹ nên kiêng cữ trong vòng một tháng. Và trong khoảng thời gian đó, mẹ hạn chế ra ngoài, vận động mạnh, quan hệ tình dục hay tập thể dục. Sau một tháng, mẹ có thể quay lại thói quen sinh hoạt một cách bình thường.
Đối với bé: Từ 3 – 5 ngày đầu tiên tại bệnh viện, bé sẽ được sự hỗ trợ từ các y tá, hộ sinh để kiểm tra sức khỏe ban đầu cho bé. Khi sức khỏe mẹ và bé ổn định thì mới được xuất viện về nhà. Trong vòng 1 tuần sau khi chào đời, phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da. Đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường và nó sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Nhưng nếu thấy tình trạng vàng da kéo dài thì bạn hãy liên hệ với bác sỹ để được tư vấn kịp thời.
Trên đây là những thông tin cần biết khi mẹ bầu sinh con đầu lòng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.