Khi mang thai lần đầu tiên nhiều mẹ bầu còn ngỡ bỡ, chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như kiến thức sinh nở đầy đủ. Mẹ bầu sinh con so cần lưu ý những gì?

Mục Lục

1. Sinh con so khoảng bao nhiêu tuần?

Thông thường mẹ bầu mang thai 9 tháng 10, tương đương khoảng 42 tuần. Nhưng đa số các mẹ sinh con so có nhiều khả năng sinh sớm hơn thời gian dự kiến. Nguyên nhân là do nhiều người còn chưa có kinh nghiệm khi sinh con đầu lòng, hơn nữa kết hợp với những tác động về tâm lý, tình cảm cũng có thể khiến người mẹ sinh con sớm hơn.

Sinh con so thường sinh sớm hay muộn? Mẹ có thể sinh con so sớm từ 36 tuần, hoặc sau 42 tuần gọi là sinh muộn. Trường hợp sau 42 tuần mà bé vẫn chưa chào đời, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đưa bé ra ngoài.

Sinh con so
Sinh con so thường sinh ở tuần thứ bao nhiêu?

Xem thêm: Sinh con vào ngày tam nương

2. Thời gian chuyển dạ sinh con so trong bao lâu?

Chuyển dạ sinh là một quá trình hoàn toàn sinh lý, làm cho thai nhi và phần phụ của thai (bánh nhau, màng ối và dây rốn) được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.

Đây là sự phối hợp giữa các chu kỳ cơn gò tử cung và sự xóa mở cổ tử cung, kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dạ của mẹ bầu bao gồm: khung xương chậu của mẹ, vị trí ngôi thai, cơn co bóp tử cung, sự kích thích hay tự nhiên, tuổi tác của mẹ … Đối với mẹ sinh con so thì cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc, thời gian chuyển dạ thường kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ với trung bình là 16 đến 24 giờ (trong khi con rạ chỉ 8 đến 16 giờ).

3. Sinh con so ở cữ bao lâu?

Sau khi sinh con so, mẹ cần nghỉ ngơi hoàn toàn từ 6 – 8 trên giường nghỉ, khi nằm không nên gối cao đầu để máu lưu thông tới não bộ.

Đối với những mẹ sinh thường, không sử dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng thì có thể đi lại nhẹ nhàng sau 6 giờ. Những mẹ áp dụng phương pháp sinh không đau thì nên nghỉ ngơi trong khoảng 1 ngày. Sau đó một ngày, mẹ có thể bắt đầu tắm nhanh toàn thân bằng nước ấm sạch.

Sinh con so
Sinh con so ở cữ bao lâu

Click ngay: Món ăn cho bà bầu sắp sinh

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, mẹ chỉ nên kiêng cữ trong vòng một tháng. Và trong khoảng thời gian đó, mẹ hạn chế ra ngoài, vận động mạnh, quan hệ tình dục hay tập thể dục. Sau một tháng, mẹ có thể quay lại thói quen sinh hoạt một cách bình thường.

4. Các dấu hiệu chuyển dạ sinh con so như thế nào?

4.1 Bung nhớt hồng

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Nút này có tác dụng bảo vệ thai nhi, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Khi nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo chính là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

4.2 Xuất hiện cơn gò tử cung

Khi gần đến thời kỳ sinh, cơn gò xuất hiện rõ rệ chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số, khiến sản phụ cảm thấy đau đơn khó chịu.  

Các cơn gò cần đạt hiệu quả về cường độ, thời gian kéo dài lẫn tần suất xảy ra cơn mới đảm bảo xóa mở được cổ tử cung và tống xuất thai ra ngoài.

Dấu hiệu chuyển dạ sinh con so
Dấu hiệu chuyển dạ sinh con so

4.3 Chảy nước ối

Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối.

Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả.

Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn.

4.4 Những thay đổi qua thăm khám âm đạo

Các đặc điểm cần ghi nhận là cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, đầu ối thai nhi được thành lập (chỉ khi màng ối còn nguyên vẹn) và có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Căn cứ vào các dấu hiệu đó, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh theo chu kỳ cơn gò, nhằm tăng tính hiệu quả tống xuất thai nhi ra ngoài.

Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết khi sinh con so. Chúc mẹ bầu và bé luôn khỏe mạnh.